Học Thuyết Vô Ngã
Vô Ngã là gì ?
Tính chất gì bị qui ước, bị qui định, bị giới hạn, bị ràng buộc, bị tù túng, bị khống chế, bị nghiện ngập, bị tham đắm,… là ngũ thể, là luân hồi, là sinh già bệnh chết…là thế gian….là khổ… là “ngã”
Thoát khỏi những thứ trên là tự do, là giải thoát, là giác ngộ, là an lac hạnh phúc, là vĩnh hằng…là xuất thế gian…là niết bàn…là “vô ngã”
Vô ngã của Vật Lý
Nghĩ rằng một thứ gì đó là cố định, cô đặc, tồn tại vững chắc của Vật lý, là bạn đang bị chấp vào ngã
Bạn có thể nghĩ cục đá được cấu tạo nên vững chắc cố định, nhưng đập cục đá ra mãi, đến khi đập tiếp chỉ còn là phân tử, đập tiếp thành nguyên tử và đập tiếp chỉ còn các hạt năng lượng trống rỗng, chỉ tồn tại ở dạng năng lượng, không có tính chất vật lý cố định.
Vậy thấy thứ gì đó là cố định, cô đặc, tồn tại vững chắc của Vật lý, là bạn đang bị chấp vào ngã.
Vô ngã của Tâm lý
Nghĩ rằng mình là một cá thể độc lập, không liên quan đến người khác, tách biệt với con người, thiên nhiên, vũ trụ, là bị “Chấp Ngã”.
VD: Khi hít thở, có hơi vào và ra khỏi thân thể này, vậy thân thể có tương tác và phụ thuộc môi trường bên ngoài.
Khi ăn uống, thân thể của bạn cũng bị phụ thuộc vào đồ ăn để sống
Thời tiết tác động, thân thể của bạn có thể khỏe mạnh hoặc ốm bệnh.
=> Vậy thực tế bạn không hề độc lập với thiên nhiên vũ trụ, cái cảm giác, suy nghĩ rằng bạn là một cá thể riêng, có một cái tôi riêng là “Chấp Ngã”
Hiểu nhầm về Vô Ngã
1. Bản Ngã là gì? Định nghĩa của Xã hội và Phật giáo ?
Xã hội hay nhầm lẫn giữa “Bản ngã “ và “Cái tôi”
Một người giám đốc giàu có, nói chuyện có vẻ tinh tướng tỏ ra tự tin hơn người => Xã hội gọi là người bản ngã lớn
Ngược lại một người ăn mày khúm núm sợ sệt, tự ti => Xã hội gọi là người có bản ngã bé
Định nghĩa này khác biệt trong quan điểm Phật Giáo, người Bản ngã lớn là người nhiều tham sân si, và người bản ngã bé là người ít tham sân si.
Việc một người giàu có, tinh tướng, khoe khoang, nhưng họ thông minh không ngu si, họ không sân hận hại người và họ không tham lam của cải vật chất thì họ không có bản ngã lớn, họ chỉ có một “cái tôi’ lớn, hoặc còn được gọi là tâm “Tham danh”, nhẹ hơn Tham Tình, Tham Lợi, Tham Quyền
Một người còn “Cái tôi” hay còn gọi là có tâm “Tham Danh”, đã đến rất gần sự giải thoát. Bản ngã lúc này đã rất nhẹ, không còn bị chi phối bởi tiền bạc, tình ái, quyền lực, mà chỉ xoay quanh xây dựng cho mình một hình ảnh tốt trong mắt người khác và rất tự hào về điều ấy.
Những vị giám đốc giàu có, những vị tỉ phú lớn phục vụ cộng đồng, có nhiều hành vi và dự án từ thiện, đôi khi chưa phải là vì lòng tốt, nhưng họ muốn xây dựng một “cái tôi” đẹp, họ tham danh là một người có ích lợi cho xã hội, được xã hội và chính bản thân mình công nhận. Họ là những người đến rất gần với sự giải thoát, họ không còn tham lam của cải vật chất sẵn sàng đem cho, họ không còn sân hận hay ác ý trong tâm và họ đều có trí tuệ phân biệt phải trái đúng sai. Bản ngã lúc này đã rất nhỏ.
Ngược lại một người ăn mày khúm núm sợ sệt, nhưng ngu si không thông minh, tham lam nhưng không có cơ hội để hưởng thụ và trong điều kiện xấu thì họ sẵn sàng sân hận hại người, thì lại là người có “bản ngã” lớn.
Tuy nhiên khi tiếp xúc với người nghèo hèn, sợ sệt, khúm núm, chúng ta thường dễ chịu hơn so với việc tiếp xúc với người tinh tướng tham danh. Nhưng đó không phải do họ có bản ngã bé.
Thứ tự tiến hóa: Tâm Si < Tâm Sân < Tham Lợi < Tham Quyền < Tham Danh < Tham Tình
2. Vô ngã là không có ?
Nhiều người hiểu rằng vô ngã là không có, là không tồn tại, nhưng vô ngã gần với trạng thái trống rỗng, không bị cố định, tự do.
VD: Bạn mua nhà 100m2 thay vì mua nhà 50m2. Bạn đang trả gấp đôi tiền để mua không gian. Vậy không gian là có hay không có? Nếu không gian là không có, tại sao bạn phải trả thêm tiền để sử dụng?
Vậy không gian chỉ không tồn tại ở dạng vật chất, nhưng lại tồn tại ở dạng tác dụng.
VD: Giấc mơ là không có ở mặt vật lý, nhưng đa số chúng ta đều có trải nghiệm về mơ, vậy mơ có hay không có?
VD: Xét về vật lý, tình yêu không có và không cầm nắm được, nhưng ai trải nghiêm thì lại cảm nhận được rõ ràng, vậy tình yêu có hay không có?
Hạnh Phúc là gì, Làm sao để hạnh phúc ?
Hạnh phúc chia làm 2 phần khác nhau:
- Hạnh phúc của Bản Ngã
- Hạnh phúc của Vô Ngã
Hạnh Phúc của Bản Ngã
Chúng ta nằm trong Bản Ngã, vì vậy nói về loại hạnh phúc này sẽ thấy gần gũi dễ hiểu hơn. “Tham – Sân – Si” thuộc gốc Bản Ngã trong chúng ta. Thỏa mãn “Quyền, Tình, Danh, Lợi” sẽ mang đến Hạnh Phúc trong Bản Ngã.
- Hạnh phúc của ngã đầu tiên (thân thể-cảm giác)
- 3 nhu cầu hạnh phúc đầu tiên của thân thể: Ăn uống; Ngủ nghỉ; Sinh hoạt sinh lý (tình dục)
- Nhu cầu đầu tiên là nhu cầu cảm giác của thân thể:
+ Bạn khát nước nhiều bạn uống nước sẽ thấy hạnh phúc nhiều
+ Bạn đói nhiều bạn được ăn ngon sẽ thấy hạnh phúc nhiều
- Đói nhiều thì Khổ nhiều => Hạnh phúc nhiều khi đáp ứng nhu cầu
- Vậy đó là hạnh phúc của Thân thể, của ngã đầu tiên, Hạnh phúc này có tỉ lệ thuận với Khổ. “Khổ nhiều thì Hạnh phúc nhiều”
- Hạnh phúc của ngã thứ hai (thọ uẩn- cảm xúc)
- Hạnh phúc của ngã đầu tiên có sự giống nhau giữa con người và loài vật. Con người và loài vật bắt đầu khác nhau nhiều ở ngã thứ hai.
VD: + Bạn dơ nắm đấm vào con vật, không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng nếu bạn dơ nắm đấm vào mặt người khác, người ấy phát sinh “cảm xúc” và có thể đánh bạn.
+ Người khác phun nước bọt vào bạn, thân thể của bạn không đau, nhưng bạn thấy “cảm xúc” bị xúc phạm và bạn khổ
+ Bạn cần một chiếc áo ấm, nhưng bạn sẵn sàng mặc một chiếc áo lạnh hơn, nếu chiếc áo ấy được nhiều người khen đẹp. Nếu là con vật nó sẽ chọn chiếc áo ấm thay vì chiếc áo đẹp.
- Vậy con người sống ở thể “cảm xúc” này nhiều hơn con vật
Bạn thích cái gì, khao khát cái gì => Được đáp ứng thì bạn sẽ hạnh phúc nhiều
Sự hạnh phúc này đến từ sự thỏa mãn khát khao và nỗi khổ của bạn
VD: Bạn tham tiền nhiều thì bạn sẽ khổ nếu không có tiền. Có được tiền bạn sẽ thỏa mãn, sẽ hạnh phúc
Bạn tham tình thì bạn sẽ khổ nếu không có tình. Có được tình bạn sẽ thỏa mãn, hạnh phúc
Bạn tham dành bạn sẽ khổ nếu không có được danh. Có được danh bạn sẽ thỏa mãn, hạnh phúc.
- Hạnh phúc của “cảm xúc” cũng có tỉ lệ thuận với Khổ giống hạnh phúc của thân thể. Khổ nhiều thì sẽ Hạnh phúc nhiều khi thỏa mãn.
Hạnh Phúc của Vô Ngã
Ở hạnh phúc bản ngã, càng khổ bao nhiêu thì càng hạnh phúc bấy nhiêu. Bạn nhớ người yêu bao nhiêu thì khi gặp hạnh phúc bấy nhiêu, bạn đói bao nhiêu thì khi ăn bạn thỏa mãn bấy nhiêu. Đây là hạnh phúc dính với đau khổ.
Vậy Hạnh Phúc Vô Ngã có còn dính liền với đau khổ không ? Hạnh phúc của Vô Ngã là gì mà các vị vua sẵn sàng bỏ tất cả, bỏ ngai vàng để đi tìm?